Sa Đéc - Nơi tụ hội những ngôi chùa cổ
- Ngày đăng: 28/05/2019 10:17:01
- Lĩnh vực: Sa Đéc một góc nhìn
PGĐT - Nói đến Sa Đéc người ta lại nhớ đến một “người tình” dường như chưa bao giờ bị quên lãng. Khi dòng thời gian vô tình trôi đi như con nước, khi nhịp đập của cuộc sống hiện đại làm nhiều thứ thay đổi thì những giá trị xưa vẫn được lưu dấu và tồn tại. Hôm nay, Sa Đéc đang chuyển mình cho những thay đổi mới, bên cạnh những dãy nhà cao tầng, những nhà hàng sang trọng, những quán café trẻ trung với đủ loại nhạc hiện đại. Bên cạnh sự hối hả của cuộc sống kim tiền thì Sa Đéc còn làm người khác lưu luyến bởi một không gian tâm linh. Đó chính là hệ thống những đình, chùa.
Điều đặc biệt đáng chú ý là phần lớn các đình, chùa ở đây là do người Hoa định cư trước kia xây dựng, điều đó làm nên một nét kiến trúc độc đáo riêng có cho những ngôi chùa ở vùng đất này. Bên cạnh lối kiến trúc ấy thì mật độ dày đặc của các ngôi chùa còn là điểm tiêu biểu, trong khoảng bán kính chừng 3km của đô thị này bạn sẽ bắt gặp trên dưới 15 ngôi chùa lớn nhỏ. Có thể nói, Sa Đéc là xứ sở của chùa chiền. Tiêu biểu phải kể đến như: chùa Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách, Chùa Bà hay chùa Thiên Hậu, chùa Hương hay chùa Phước Hưng, Chùa Phước Huệ, chùa Kim Huê, chùa Long An, chùa Long Hưng, chùa Từ Quang, chùa Phổ Nguyên, chùa Tây Hưng, chùa Quang Phước,...
Chiều xuống khi người người trở về sau một ngày làm việc mệt nhọc thì âm vang đâu đó ta lại được nghe tiếng chuông chùa vọng lại thật nhẹ nhàng và thư thái. Nếu ai đó cần một không gian tâm linh riêng thì Sa Đéc là điểm đến lý tưởng, nơi hội tụ đầy đủ của văn hóa Phật giáo. Từ những ngôi chùa cổ kính được xây dựng cách đây trên 100 năm đến những ngôi chùa được trùng tu theo lối hiện đại đều rất độc đáo, trang nghiêm và linh thiêng. Có một điều mà ai cũng nhận ra, phần lớn vào những ngày rằm người ta thường đi chùa chủ yếu là để cầu nguyện. Đa phần những người trẻ thì đi chùa để câu duyên, cầu may mắn, cầu thi cử đỗ đạt…thì những người già khi tuổi đã về chiều họ đi chùa thường xuyên hơn, cầu mong cho gia đình bình an, khỏe mạnh, con cái hòa thuận....Với họ dường như chùa là một điểm đến linh thiêng. Phải, những ngôi chùa nơi đây là điểm tựa cho mọi người. Khi cuộc sống có những điều không may mắn họ lại tìm đến chùa như là nơi để giãi bày và chia sẻ. Sa Đéc nơi có những ngôi chùa rất thơ mộng, trầm mặc soi mình bên dòng Sa giang hiền hòa, cứ chiều chiều tiếng chuông chùa lại đồng vọng vang xa, vang xa…hơn bất kỳ dòng nhạc nào tiếng chuông chùa làm ta thanh thản đến lạ lùng.
Có lẽ bởi sự đa dạng của các ngôi chùa mà Sa Đéc có rất nhiều tăng ni phật tử. Mỗi một mùa Phật đản, mùa Vu lan báo hiếu về thì Sa Đéc lại trở nên nhộp nhịp hơn hẳn bởi có rất nhiều tín đồ dâng hương lễ Phật. Nhờ những giá trị, triết lý của đạo Phật mà con người yêu thương nhau hơn, nhiều chương trình từ thiện được mọi người hưởng ứng. Sa Đéc tồn tại và phát triển như những gì nó vốn có, đằng sau sự phát triển ấy con người vẫn tìm thấy cho mình một khoảng không gian riêng mỗi khi cần đến, và chính những mái đình, những ngôi chùa nơi đây góp phần không nhỏ làm nên nét văn hóa riêng có cho vùng đất này.
Điều đặc biệt đáng chú ý là phần lớn các đình, chùa ở đây là do người Hoa định cư trước kia xây dựng, điều đó làm nên một nét kiến trúc độc đáo riêng có cho những ngôi chùa ở vùng đất này. Bên cạnh lối kiến trúc ấy thì mật độ dày đặc của các ngôi chùa còn là điểm tiêu biểu, trong khoảng bán kính chừng 3km của đô thị này bạn sẽ bắt gặp trên dưới 15 ngôi chùa lớn nhỏ. Có thể nói, Sa Đéc là xứ sở của chùa chiền. Tiêu biểu phải kể đến như: chùa Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách, Chùa Bà hay chùa Thiên Hậu, chùa Hương hay chùa Phước Hưng, Chùa Phước Huệ, chùa Kim Huê, chùa Long An, chùa Long Hưng, chùa Từ Quang, chùa Phổ Nguyên, chùa Tây Hưng, chùa Quang Phước,...
Chiều xuống khi người người trở về sau một ngày làm việc mệt nhọc thì âm vang đâu đó ta lại được nghe tiếng chuông chùa vọng lại thật nhẹ nhàng và thư thái. Nếu ai đó cần một không gian tâm linh riêng thì Sa Đéc là điểm đến lý tưởng, nơi hội tụ đầy đủ của văn hóa Phật giáo. Từ những ngôi chùa cổ kính được xây dựng cách đây trên 100 năm đến những ngôi chùa được trùng tu theo lối hiện đại đều rất độc đáo, trang nghiêm và linh thiêng. Có một điều mà ai cũng nhận ra, phần lớn vào những ngày rằm người ta thường đi chùa chủ yếu là để cầu nguyện. Đa phần những người trẻ thì đi chùa để câu duyên, cầu may mắn, cầu thi cử đỗ đạt…thì những người già khi tuổi đã về chiều họ đi chùa thường xuyên hơn, cầu mong cho gia đình bình an, khỏe mạnh, con cái hòa thuận....Với họ dường như chùa là một điểm đến linh thiêng. Phải, những ngôi chùa nơi đây là điểm tựa cho mọi người. Khi cuộc sống có những điều không may mắn họ lại tìm đến chùa như là nơi để giãi bày và chia sẻ. Sa Đéc nơi có những ngôi chùa rất thơ mộng, trầm mặc soi mình bên dòng Sa giang hiền hòa, cứ chiều chiều tiếng chuông chùa lại đồng vọng vang xa, vang xa…hơn bất kỳ dòng nhạc nào tiếng chuông chùa làm ta thanh thản đến lạ lùng.
Có lẽ bởi sự đa dạng của các ngôi chùa mà Sa Đéc có rất nhiều tăng ni phật tử. Mỗi một mùa Phật đản, mùa Vu lan báo hiếu về thì Sa Đéc lại trở nên nhộp nhịp hơn hẳn bởi có rất nhiều tín đồ dâng hương lễ Phật. Nhờ những giá trị, triết lý của đạo Phật mà con người yêu thương nhau hơn, nhiều chương trình từ thiện được mọi người hưởng ứng. Sa Đéc tồn tại và phát triển như những gì nó vốn có, đằng sau sự phát triển ấy con người vẫn tìm thấy cho mình một khoảng không gian riêng mỗi khi cần đến, và chính những mái đình, những ngôi chùa nơi đây góp phần không nhỏ làm nên nét văn hóa riêng có cho vùng đất này.
Tin Khác
- Chùa Phước Huệ Sa Đéc
- Đài ngắm hoa Sa Đéc
- Du lịch Homestay "Ngôi nhà tre Phong LaVent"
- Du lịch Homestay tại Ngôi nhà Hoa Ếch
- Ký sự Video: Bánh xèo ở chùa Phước Long
- Những ngôi chùa cổ tại Sa Đéc
- Về thăm chùa Phước Huệ - Sa Đéc
- Thất Phủ Thiên Hậu Cung (Chùa Bà)
- Chùa Kiến An Cung
- Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê