Chùa Phước Hưng
- Ngày đăng: 29/08/2019 14:38:49
- Lĩnh vực: Sa Đéc một góc nhìn
Chùa Phước Hưng có lối kiến trúc khá đặc biệt hơn các cổ tự ở miền Nam Việt Nam, đó là kiểu giống ngôi đình làng hơn là ngôi chùa (ảnh bên). Chùa có 8 mái và 2 cấp, được lợp ngói âm dương, gồm:
Chánh điện là một tòa nhà hình chữ nhật (dài 19,50 m x rộng 14 m). Mái lợp ngói âm dương, hai tầng, tạo gợn sóng, các góc cạnh cong vút lên cao. Trên nóc là phù điêu hình long, lân, quy, phụng...được tô đắp bằng miễn chén kiểu, màu sắc sặc sỡ. Các bức hoành phi, liễn đối khắc trên gỗ hoặc trên cột đều sơn son thếp vàng. Mặt tiền chánh điện có đôi câu đối bằng chữ Hán:
福种菩提地
興培般若門
Phiên âm Hán -Việt:
Phước chủng Bồ đề địa
Hưng bồi Bát nhã môn.
Tạm dịch:
Phước gieo đất Bồ đề
Hưng bồi cửa Bát nhã.
Trong chánh điện thờ các tượng:
- Bộ tượng Tây phương Tam Thánh, gồm: A Di Đà, Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. Đặc biệt, tượng A Di Đà được tạc năm 1838 (tức năm xây dựng chùa), bằng đất sét thếp vàng không nung, nhưng vẫn còn nguyên vẹn cho tới nay.
- Các tượng gỗ: Phật Mẫu Chuẩn Đề, Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng, Tiêu Diện Đại sĩ, Thiện Hữu (tiền thân Phật Thích Ca), Ác Hữu (tiền thân Đề Bà Đạt Đa), Ngọc Hoàng Thượng đế, Nam tào, Bắc đẩu.
- Tượng Hộ pháp bằng đồng [2].
Các hạng mục khác: Bên trong Đông lang là phòng khách để tiếp khách thập phương. Sau Đông lang là Tổ điện gồm 5 gian, đặt bàn thờ chư vị Tổ sư và các vị trụ trì. Những linh vị và di ảnh đều nằm trong chiếc khánh bằng gỗ sơn son thếp vàng, chạm trổ hoa văn sắc sảo. Phía sau bàn thờ Tổ là phòng của Ban quản tự và tăng xá dành cho tăng sinh nội trú tu học. Bên trái Tổ điện là Tây lang để tiếp khách tăng. Ở đây có tủ trưng bày bộ Đại Tạng kinh[3], kinh Nhật tụng và các loại kinh sách khác. Sau Tây lang là khu Bảo tháp chứa di cốt của chư vị Trụ trì tiền nhiệm.
Từ khi xây dựng cho đến nay, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, đáng kể là năm Giáp Dần (1854), Hòa thượng Thích Minh Phước (trụ trì đời thứ nhất) đã cho tái tạo Tổ điện, Đông lang và Tây lang; năm Nhâm Ngọ (1882), Hòa thượng Thích Quảng Đức (trụ trì đời thứ hai) cho đại trùng tu Chánh điện, và tồn tại cho đến nay.
Dù đã phục chế lại các phần hư hao xuống cấp nhiều lần, nhưng chùa vẫn bảo tồn được nét cổ [4]. Hiện chùa là nơi đặt trường cơ bản Phật học của tỉnh.
Chánh điện là một tòa nhà hình chữ nhật (dài 19,50 m x rộng 14 m). Mái lợp ngói âm dương, hai tầng, tạo gợn sóng, các góc cạnh cong vút lên cao. Trên nóc là phù điêu hình long, lân, quy, phụng...được tô đắp bằng miễn chén kiểu, màu sắc sặc sỡ. Các bức hoành phi, liễn đối khắc trên gỗ hoặc trên cột đều sơn son thếp vàng. Mặt tiền chánh điện có đôi câu đối bằng chữ Hán:
福种菩提地
興培般若門
Phiên âm Hán -Việt:
Phước chủng Bồ đề địa
Hưng bồi Bát nhã môn.
Tạm dịch:
Phước gieo đất Bồ đề
Hưng bồi cửa Bát nhã.
Trong chánh điện thờ các tượng:
- Bộ tượng Tây phương Tam Thánh, gồm: A Di Đà, Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. Đặc biệt, tượng A Di Đà được tạc năm 1838 (tức năm xây dựng chùa), bằng đất sét thếp vàng không nung, nhưng vẫn còn nguyên vẹn cho tới nay.
- Các tượng gỗ: Phật Mẫu Chuẩn Đề, Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng, Tiêu Diện Đại sĩ, Thiện Hữu (tiền thân Phật Thích Ca), Ác Hữu (tiền thân Đề Bà Đạt Đa), Ngọc Hoàng Thượng đế, Nam tào, Bắc đẩu.
- Tượng Hộ pháp bằng đồng [2].
Các hạng mục khác: Bên trong Đông lang là phòng khách để tiếp khách thập phương. Sau Đông lang là Tổ điện gồm 5 gian, đặt bàn thờ chư vị Tổ sư và các vị trụ trì. Những linh vị và di ảnh đều nằm trong chiếc khánh bằng gỗ sơn son thếp vàng, chạm trổ hoa văn sắc sảo. Phía sau bàn thờ Tổ là phòng của Ban quản tự và tăng xá dành cho tăng sinh nội trú tu học. Bên trái Tổ điện là Tây lang để tiếp khách tăng. Ở đây có tủ trưng bày bộ Đại Tạng kinh[3], kinh Nhật tụng và các loại kinh sách khác. Sau Tây lang là khu Bảo tháp chứa di cốt của chư vị Trụ trì tiền nhiệm.
Từ khi xây dựng cho đến nay, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, đáng kể là năm Giáp Dần (1854), Hòa thượng Thích Minh Phước (trụ trì đời thứ nhất) đã cho tái tạo Tổ điện, Đông lang và Tây lang; năm Nhâm Ngọ (1882), Hòa thượng Thích Quảng Đức (trụ trì đời thứ hai) cho đại trùng tu Chánh điện, và tồn tại cho đến nay.
Dù đã phục chế lại các phần hư hao xuống cấp nhiều lần, nhưng chùa vẫn bảo tồn được nét cổ [4]. Hiện chùa là nơi đặt trường cơ bản Phật học của tỉnh.
Tin Khác
- Tuyến Đường Nông dân Công nghệ số Phạm Hữu Lầu
- Tổ hợp tác hoa kiểng khóm Tân An
- Vườn Nho Đăng Như
- Vườn Cỏ lau Nguyễn Cường
- Vườn kiểng Hòa Bình
- Nhà vườn Tuyền Nguyễn
- Cơ sở hoa kiểng Mai My
- Lớp thi tay nghề sửa kiểng Bonsai ở xã Tân Phú Đông thành phố Sa...
- Thành lập quỹ hỗ trợ nông dân Thành phố Sa Đéc
- Chùa Phước Huệ Sa Đéc